Cháy nắng là gì? Top các cách phục hồi da cháy nắng hiệu quả

Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới của nửa cầu Bắc nên nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, đi liền với đó là thời tiết nắng nóng kéo dài trong những ngày hạ sang. Dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt như vậy, nếu không biết chăm sóc và bảo vệ, da sẽ dễ dàng bị cháy nắng.

Khi gặp phải tình trạng cháy nắng trên da, bạn sẽ cần phải làm gì để phục hồi hiệu quả? Hãy cùng Hathor Beauty giải mã thắc mắc đó qua bài viết dưới đây.

Cháy nắng

Cháy nắng là gì?

Cháy nắng thực chất là một phản ứng viêm ở lớp ngoài cùng của da gây ra do sự tổn thương từ tia cực tím (UV). Melanin mang lại màu sắc cho làn da và bảo vệ da trước các tia nắng mặt trời. Một trong những tác động chính của melanin là làm tối làn da ngay khi nó tiếp xúc với tia UV.

Đây chính là một trong những lý do mà tại sao có người lại bị cháy nắng trong khi những người khác lại chỉ bị sạm da. Những người có ít melanin cần đặc biệt chú ý, vì khi da không được bảo vệ trước ánh nắng mặt trời kéo dài có thể sẽ khiến các tế bào da bị sưng đỏ, đau rát, hay đây còn được gọi là cháy nắng.

Dấu hiệu của da bị cháy nắng

Các dấu hiệu của làn da cháy nắng thường sẽ xuất hiện trong vòng một vài giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhưng có thể mất 1 ngày hoặc nhiều hơn để biết mức độ tổn thương do cháy nắng.

Một vài dấu hiệu có thể kể đến là: Da hồng hay đỏ, cảm thấy da ấm hoặc nóng khi chạm vào, đau rát, sưng vùng da tổn thương, nổi các mụn nước nhỏ, dễ vỡ. Toàn thân thấy nhức đầu, sốt và mệt mỏi nếu bị cháy nắng ở vùng da lớn. Cháy nắng còn có thể gây đau mắt hoặc như cảm giác có dị vật trong mắt.

Cháy nắng là gì

Trong vòng một vài ngày, cơ thể bắt đầu tự chữa cho mình bằng cách lột lớp trên cùng của da, khi đó, vùng da tổn thương có màu sắc không đồng nhất, loang lổ. Tùy mức độ cháy nắng mà da có thể mất nhiều hay ít ngày để lành trở lại.

Bạn cần tới gặp bác sĩ để thăm khám nếu cháy nắng gây rộp vùng da rộng trên cơ thể kèm theo sốt cao, buồn nôn hoặc ớn lạnh. Hay khi vùng da tổn thương không cải thiện sau vài ngày tự chăm sóc, khi thấy dấu hiệu nhiễm khuẩn như: Đau tăng, sưng da nhiều hơn, thoát nước vàng (mủ) từ mụn vỡ, vệt dịch đỏ chảy ra từ mụn vỡ.

Tác hại của cháy nắng trên da

Nếu không được phục hồi và làm dịu da kịp thời, cháy nắng sẽ đưa đến nhiều hệ quả khôn lường:

  • Gây ung thư da: Khi tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời, nhiều chuyên gia cho rằng điều đó có thể dẫn tới bệnh ung thư da, trong đó, cháy nắng là một hiện tượng cần lưu ý kỹ.
  • Da không đều màu: Cháy nắng sẽ làm da sạm đen, hình thành nám hay các đốm nâu do sự gia tăng sắc tố melanin.
  • Xuất hiện nếp nhăn: Các tia cực tím có khả năng phá vỡ sợi collagen và elastin làm cho quá trình lão hóa da xảy ra nhanh hơn.

Cách phục hồi da cháy nắng

Làn da bị cháy nắng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Vậy nên, nếu chẳng may gặp phải tình trạng này, bạn cần phải có biện pháp phục hồi da kịp thời. Hãy cùng Hathor Beauty bỏ túi các cách chữa cháy nắng sau:

phục hồi da cháy nắng

Chườm lạnh

Đây là một trong những cách đơn giản và nhanh chóng nhất để làm dịu da tức thời. Ngay sau khi da có những dấu hiệu của cháy nắng, bạn hãy ngâm da mình trong nước mát để hạn chế nguy cơ trầm trọng thêm tình trạng này.

Một lưu ý mà bạn cần phải nhớ đó là tuyệt đối không ngâm mình trong hồ bơi vì nồng độ clo trong nước hồ sẽ làm kích ứng da và cũng không nên chườm đá lạnh trực tiếp, điều này sẽ dễ gây tổn thương về sau.

Dùng tinh dầu

Tinh dầu vừa đưa đến cảm giác thư thái, dễ chịu nhờ những mùi hương thoang thoảng vốn có lại vừa phát huy hiệu quả kỳ diệu trong việc phục hồi làn da bị cháy nắng.

Nếu tinh dầu hoa cúc La Mã giúp làm dịu cảm giác đau rát thì tinh dầu phong lữ, tinh dầu oải hương lại giúp diệt khuẩn, kháng viêm và thúc đẩy tái tạo mô da. Các loại dầu mè, dầu Jojoba, dầu hạt nhân ngọt sẽ hình thành lớp phủ trên bề mặt da, ngăn chặn vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào lớp da đang bị tổn thương.

Nhờ sử dụng tinh dầu mà làn da còn được cung cấp các axit béo, vitamin và các dưỡng chất cần thiết khác để lấy lại sự săn chắc, mịn màng.

dùng tinh dầu chữa cháy nắng

Tuy nhiên, bạn cũng cần biết rằng tinh dầu có nồng độ cao, và chúng có thể gây hại nếu không được sử dụng cẩn thận. Nếu chưa có nhiều kiến thức về trị liệu bằng tinh dầu, bạn không nên sử dụng tinh dầu trực tiếp lên da và an toàn nhất là bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ có chuyên môn hoặc chuyên gia trị liệu bằng hương thơm.

Sử dụng kem dưỡng ẩm da

Một trong những điều kiện cần thiết để da nhanh chóng phục hồi là da được cấp ẩm sâu. Mà cách nhanh nhất là thoa kem dưỡng ẩm lên vùng da bị tổn thương.

Kem dưỡng ẩm có chứa các thành phần như bạc hà, lô hội, mật ong… sẽ giúp làm dịu vết cháy nắng, giảm tình trạng đau rát, đỏ ửng. Tuy nhiên, khi da đang bị tổn thương, bạn cần hạn chế những loại kem có mùi và có chứa benzocaine, lidocaine… để không làm da bị kích ứng.

Hathor Beauty giới thiệu tới bạn sản phẩm PEPTIDE ANTI WRINKLE CREAM có chiết xuất từ lô hội, rau má,… giúp dưỡng ẩm, dưỡng sáng da, góp phần ngăn ngừa và làm mờ các vết thâm, nám, nếp nhăn trên da, ngăn ngừa lão hóa sớm cho da và kích thích sự phát triển của tế bào da mới.

Kem dưỡng phục hồi cháy nắng

Giữ đủ nước

Theo nghiên cứu của một chuyên gia, cháy nắng có thể sẽ khiến bạn bị mất nước. Do đó, hãy uống nhiều nước sau khi đi nắng về để bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể và cả làn da.

Nếu da của bạn bắt đầu nổi mụn nước, theo khuyến cáo thì bạn không nên làm vỡ chúng vì có thể dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo. Chúng sẽ tự lành sau vài ngày.

Tới gặp bác sĩ da liễu

Tuy có rất nhiều cách khác nhau chữa da bị cháy nắng tại nhà nhưng đối với những trường hợp nghiêm trọng thì tốt nhất là tìm đến bác sĩ da liễu để có hướng xử lý kịp thời và đúng đắn.

Các biện pháp tại gia tuy đơn giản nhưng cũng có thể không đảm bảo kết quả và độ an toàn, thậm chí còn làm trầm trọng hơn nếu thực hiện sai cách. Nếu để tình trạng xấu kéo dài thì việc phục hồi càng khó khăn hơn.

Cách phòng ngừa cháy nắng da

Cháy nắng là tình trạng da xấu nhất mà chẳng may gặp phải, tốt nhất vẫn là cần có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ làn da của mình. Bạn có thể tham khảo một số cách sau:

Che chắn kỹ

Khi đi ra ngoài, nhất là dưới thời tiết nắng nóng, bạn cần che chắn kỹ càng bằng cách sử dụng các loại áo chống nắng dày và kín. Ngoài ra đội mũ rộng vành, đeo kính,… cũng vô cùng cần thiết. Lưu ý rằng những trang phục tối màu sẽ sẽ có khả năng bảo vệ tốt hơn.

bảo vệ da khỏi cháy nắng

Tuy vậy, đấy chỉ là giải pháp tạm thời để hạn chế tình trạng da cháy nắng hay sạm đen, nếu không có việc quá cần thiết thì bạn không nên ra ngoài, nhất là thời điểm giữa trưa. Khi đó, chỉ số tia cực tím vô cùng mạnh và có tác động lớn tới da.

Sử dụng kem chống nắng

Việc che chắn bằng trạng phục, phụ kiện là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên nó không thể ngăn cản hoàn toàn tia UV lên da. Vậy nên, sử dụng kem chống nắng là biện pháp bổ trợ không thể thiếu. Kem chống nắng sẽ phát huy hiệu quả của mình trong 2-3 tiếng sau khi thoa. Điều đó có nghĩa là bạn cần bôi lại kem chống nắng sau thời gian đó với một lượng kem vừa đủ.

sản phẩm ngừa cháy nắng

Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn cho mình những loại kem chống nắng phù hợp, đáp ứng được các tiêu chí phù hợp với làn da như kiềm dầu, cấp ẩm tốt hay là nâng tone da… Bạn có thể tham khảo sản phẩm KEM CHỐNG NẮNG MASTERFAY SUNSCREEN có tác dụng bảo vệ làn da tối ưu trước các tia UVA, UVB và các tác nhân gây hại của môi trường, đồng thời giúp ngăn chặn nám, tàn nhang xuất hiện trên da, mang lại làn da tươi sáng, hồng hào…

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn khi chẳng may gặp phải tình trạng cháy nắng trên da. Tuy nhiên, trước hết bạn hãy bảo vệ và nâng niu làn da của mình!

5/5 - (18 bình chọn)
Bình luận bài viết (0 bình luận)