Dấu hiệu nhận biết và cách thải độc da mặt bị nhiễm corticoid tại nhà

Tình trạng nhiễm độc corticoid đang trở thành một trong những vấn đề da liễu phổ biến hiện nay. Nhận biết sớm về những dấu hiệu của tình trạng và có những cách khắc phục tại nhà hiệu quả cùng Hathor Beauty trong bài viết dưới đây.

nhiễm độc corticoid

Nguyên nhân da nhiễm độc corticoid

Với khả năng chống viêm, dị ứng, ức chế miễn dịch,… thành phần corticoid bắt đầu được sử dụng rất nhiều trong một số các dòng sản phẩm thuốc bôi ngoài da, mỹ phẩm chăm sóc. Tuy nhiên hiệu quả làm giảm nhanh chóng các vấn đề của làn da cũng là “con dao hai lưỡi” khiến hoạt chất này trở nên gây hại với làn da.

da bị nhiễm độc mỹ phẩm

Đặc biệt tình trạng lạm dụng sẽ khiến làn da bị “ngộ độc” và làm giảm các khả năng tổng hợp các sợi ngoại bào như collagen, ebastin,… Bên cạnh đó, với mỹ phẩm giả, không đảm bảo chất lượng vẫn cố tình trộn corticoid và các hoạt chất khác hóa học để đạt hiệu quả làm đẹp nhanh, giá rẻ, siêu lợi nhuận. Chính vì thế viêm da do hoạt chất corticoid là tình trạng tổn thương như đỏ da, bong tróc, nổi mụn,… gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe của người sử dụng.

Dấu hiệu nhận biến phổ biến

Khi làn da của bạn rơi vào trạng thái nhiễm độc corticoid sẽ thường xuất hiện rất nhiều các dấu hiệu khác nhau và sẽ có từng cấp độ, thể viêm mà bạn cần nhận biết sớm. Cùng tìm hiểu kỹ hơn nhé!

5 cấp độ nhiễm độc

Được chia nhỏ theo vấn đề da từ nhẹ đến nặng, Biểu hiện của da bị nhiễm độc mỹ phẩm thường chia thành 5 cấp độ khác nhau bao gồm:

 thải độc da nhiễm corticoid

  • Cấp độ 1: Đây là cấp độ tổn thương nhẹ nhất, bởi bạn mới bị nhiễm độc trong thời gian ngắn với nồng độ thấp. Một số biểu hiện phổ biến là trên bề mặt da có độ sần nhẹ, râm ran ngứa.
  • Cấp độ 2: Bắt đầu xuất hiện những biểu hiện thể vừa trên da như nổi những bong bóng nước như khi bị bỏng và vùng tổn thương có thể lan rộng khắp toàn mặt. Nếu không được khắc phục kịp thời thì lớp da sẽ bị tổn thương kèm theo tình trạng sần đỏ kéo dài, và da thâm sạm.
  • Cấp độ 3: Tại cấp độ này thì các tổn thương do corticoid đã tiến sâu đến hệ mao mạch dưới da. Vì thế làn da sẽ luôn ở trong tình trạng căng tức, phù nề do hiện tượng trữ nước, kèm theo đó là cảm giác châm chích khó chịu.
  • Cấp độ 4: Ở cấp độ nặng này thường sẽ thấy các biểu hiện như da bóng nhẫy, kèm mụn sưng to và luôn thấy da nóng đỏ rát.
  • Cấp độ 5: Bên cạnh biểu hiện ở cấp độ 4 thì còn kèm thêm tình trạng da khô, bong tróc, đóng vảy thành mảng. Mụn nước có thể xuất hiện kèm theo dịch vàng, cùng các dấu hiệu nhiễm trùng và hoại tử da sâu.

Các thể viêm da

Ngoài 5 cấp độ trên, da nhiễm corticoid cũng được thể hiện thông qua một số tình trạng thể viêm như:

  • Viêm da dẫn tới mất nước: Một số tình trạng da tiêu biểu khi gặp phải chính là: Khô da, ngứa ngáy bất thường đôi khi còn có hiện tượng bong tróc và có vảy trắng.
  • Viêm da tăng tiết bã nhờn: Với nồng độ Corticoid cao, tuyến nhờn trên da sẽ hoạt động mạnh, khiến các nốt mụn xuất hiện. Đồng thời, nếu bạn ngừng sử dụng đột ngột, sức khỏe sẽ rơi vào trạng thái rối loạn nội tiết, kích thích hoạt động của tuyến nhờn gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Viêm da kích thích dị ứng: Da nhiễm Corticoid bị viêm da kích thích có thể xuất hiện ngay khi ngừng dùng những mỹ phẩm có thành phần này. Bề mặt da bị khô rồi mọc các mụn nước li ti theo từng vùng. Những mụn nước này khi vỡ chảy dịch vàng, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lan rộng ra những vùng da trên khuôn mặt.

thải độc da nhiễm corticoid tại nhà

Một số tình trạng khác

  • Viêm da mắt, da miệng: Khi bạn quá lệ thuộc vào thuốc, mỹ phẩm chứa thành phần Corticoid cao có thể khiến vùng da quanh mắt, quanh miệng bị viêm ngay cả khi mới sử dụng trong thời gian ngắn sẽ xuất hiện nổi mụn nước kèm theo ngứa ngáy, nếu không can thiệp sớm có thể tiến triển thành mãn tính.
  • Nấm móng: Nếu sử dụng các loại thuốc chứa Corticoid trị bệnh da liễu quá 4-5 lần/tuần trong thời gian dài có thể gây nên tình trạng nấm móng. Người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng như sừng hóa móng, móng giòn dễ gãy, móng bị biến dạng,…

Cách thải độc da nhiễm corticoid tại nhà

Thay đổi thói quen sử dụng sản phẩm chứa corticoid

Khi làn da đang quen được “chăm sóc” bởi các sản phẩm chứa Corticoid, việc đột ngột dừng thuốc có thể khiến làn da phải đối mặt với những vấn đề da liễu nghiêm trọng. Do vậy, nếu đang sử dụng những sản phẩm này và phát hiện da bị nhiễm độc, người bệnh nên giảm tần suất dùng chúng một cách từ từ cho đến khi có thể loại bỏ chúng khỏi thói quen chăm sóc da.

Sử dụng mặt nạ tự nhiên thải độc da nhiễm corticoid

Trong trường hợp da bạn chỉ đang ở mức nhiễm corticoid nhẹ cấp độ 1,2 thì hoàn toàn có thể áp dụng những phương pháp hiệu quả. Trong đó, cách đắp mặt nạ thiên nhiên để thải độc cho da là phương pháp an toàn.

  • Mặt nạ củ nghệ: Trong nghệ có thành phần gồm nhiều loại vitamin và hoạt chất curcumin có tác dụng rất tốt trong việc thải độc tố trên da. Đồng thời, nghệ còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm chậm quá trình oxy hóa, giúp làn da tái tạo lại nhanh hơn. Điều này hỗ trợ rất nhiều trong việc chữa trị da nhiễm corticoid.
  • Mặt nạ nha đam: Lấy nha đam gọt bỏ vỏ, rửa qua cho hết nhựa rồi bóp lấy phần gel bên trong. Thoa lượng keo thu được lên da và chờ trong khoảng 15 phút hoặc đến khi khô hẳn thì rửa lại với nước. Nên thực hiện 2-3 lần/tuần để có được hiệu quả tích cực.
  • Mặt nạ mướp đắng (khổ qua): Các hoạt chất chống viêm, giúp hỗ trợ quá trình hình thành tế bào, cải thiện những tổn thương trên da. Ngoài ra, mặt nạ mướp đắng còn có khả năng thải đi độc tố corticoid trên da nhờ glycosit đắng là Momordicin có trong thành phần.

mặt nạ thải độc da nhiễm corticoid

Tạm ngừng sử dụng các sản phẩm đặc trị

Khi nhiễm Corticoid, làn da đang bị bào mòn, hư tổn. Do vậy người bệnh nên ngưng sử dụng mọi sản phẩm làm trắng da, trị mụn kể cả khi chúng không chứa Corticoid. Nhiệm vụ quan trọng nhất của lúc này là tập trung vào quá trình phục hồi và tái tạo làn da bị tổn thương.

Hạn chế trang điểm trong quá trình làn da phục hồi

Các hoạt chất có trong sản phẩm trang điểm có thể gây viêm nhiễm thêm cho vùng da nhiễm corticoid.Hơn nữa, một số sản phẩm make up cũng chứa chì, chất bào mòn da. Chính vì vậy trong khi đang phục hồi da, tuyệt đối không dùng mỹ phẩm tránh làm ảnh hưởng đến quá trình này.

cách thải độc tố cho da mặt bị nhiễm corticoid

Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề quan trọng bảo vệ da là bước hỗ trợ chữa trị rất cần thiết. Bởi trong quá trình điều trị, da trở nên rất yếu và nhạy cảm, những vết bong tróc và mụn nước dày đặc. Nếu không cẩn thận và bảo vệ da thật kỹ, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập, khiến da bị nhiễm trùng.

Hy vọng qua những chia sẻ từ Hathor Beauty đã giúp bạn có thêm thật nhiều những kiến thức bổ ích để kịp thời hóa giải vấn đề khi gặp phải tình trạng da nhiễm độc corticoid.

Bình luận bài viết (0 bình luận)